Lăng mộ Càn_lăng

Gian phòng đặt mộ Cao Tông đế và Võ Tắc Thiên nằm sâu bên trong Lương Sơn, một phương hướng được Thái Tông đế (626-49) đặt ra cho lăng của ông trên núi Cửu Tông.[24] Trong số 18 hoàng đế nhà Đường, 14 trong số đó có những ngọn núi tự nhiên sử dụng như gò đất cho ngôi mộ.[24] Chỉ những thành viên hoàng tộc được phép xây mộ của họ nằm trong những ngọn núi tự nhiên; mộ phần cho quan lại và quý tộc bao gồm gò mộ và gian phòng đặt mộ nhân tạo hoàn toàn dưới lòng đất.[25] Phó Hi Niên viết rằng "Hậu duệ hoàng đế được cho phép xây mộ có hình kim tự tháp cắt vát, nhưng quan trọng thần và kỹ sư xây mộ nhỏ hơn chỉ có thể có gò đất hình nón.[25] Ngôi mộ hình nón của quan đại thần được phép có một lớp tường xung quanh, nhưng chỉ có một cổng đặt phía nam được cho phép.[25] Ngôi mộ phụ họa theo đó khai quật được tại Càn lăng khắc họa gò đất hình kim tự tháp cắt vát trên gian phòng dưới lòng đất, lối vào là đường dốc chéo giảm với cổng vào ở tầng trệt.[26] Có sáu trục dọc cho các đường dốc của từng ngôi mộ này cho phép vật phẩm hạ xuống thành hốc bên đường dốc.[26]

Gian sảnh chính trong mỗi ngôi mộ dưới lòng đất dẫn đến hai gian chôn lấp bằng gạch có bốn mặt kết nối bằng một hành lang ngắn;[26] những gian này khắc họa trần hình vòm.[26] Ngôi mộ của Lý Hiền có cửa bằng đá thực sự, một khuynh hướng xây mộ rõ ràng vào triều nhà Hántây Tấn đã trở thành phổ biến vào triều Bắc Tề.[27] Cửa đá của ngôi mộ Lâu Thụy niên đại 570 gần giống như cửa đá triều Đường, chẳng hạn như mộ Lý Hiền.[27]

Không giống như nhiều lăng mộ nhà Đường khác, những kho báu trong lăng mộ hoàng gia của Càn lăng chưa bao giờ bị bọn cướp mộ đánh cắp.[28] Trên thực tế, trong mộ đơn của Lý Trọng Nhuận, tìm ra hơn một ngàn vật phẩm bằng vàng, đồng, sắt, tượng nhỏ bằng gốm, bức tượng nhỏ ba lớp men và gốm sứ thủ công ba lớp men.[29] Nhìn chung, mộ của Lý Hiền, Lý Trọng Nhuận và Lý Tiên Huệ đã có hơn 4.300 món đồ được khảo cổ khai quật.[9] Tuy nhiên, những mộ phụ họa của lăng mộ đã bị kẻ cướp mộ đào xới.[9] Trong số tượng gốm trong mộ Lý Trọng Nhuận là tượng ngựa được trang trí thếp vàng phụ trợ cho cấm vệ quân, kỵ binh thổi sáo, thổi kèn và vẫy roi kích ngựa.[9] Các tác phẩm điêu khắc bằng gốm trong mộ Lý Hiền bao gồm tượng nhỏ tạc quan đại thần hình bộ, chiến binh và linh thú bảo vệ mộ, tất cả đều có chiều cao hơn 1 m (3,3 ft).[9]

Lý Tiên Huệ

Tranh tường trong buồng chôn cất công chúa Lý Tiên Huệ

Lý Tiên Huệ là công chúa của Đường Trung TôngVi hoàng hậu. Công chúa có lẽ bị hoàng tổ mẫu Võ Tắc Thiên giết chết ở tuổi 19, cùng với phu quân. Sau khi Võ Tắc Thiên băng hà, khi phụ hoàng lên ngôi, công chúa được an táng trong một ngôi mộ lớn ở Càn lăng năm 705.[30] Ngôi mộ công chúa khám phá ra vào năm 1960 và khai quật từ năm 1964. Nó đã bị cướp phá trong quá khứ, có lẽ ngay sau khi an táng và châu báu được lấy ra, nhưng kẻ trộm đã không cướp phá được hơn 800 tượng gốm thủ công, bích họa rộng lớn không bị ảnh hưởng. Kẻ trộm đã vội vàng, để lại vật phẩm bằng bạc tràn ngập khắp nơi và thi hài nằm một trong số đó. Ngôi mộ có một kim tự tháp phẳng cao 12 m hướng lên so với mặt đất và một đường hầm dài dẫn lối vào dốc với những bích họa, dẫn đến gian trước và gian phòng mộ, cao 12 mét so với mặt đất với mái vòm cao.[31] Hầu hết di vật, bao gồm cả bích họa, hiện trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Càn_lăng http://www.ecns.cn/2012/01-17/6410.shtml http://english.shaanxi.gov.cn/channel/print.shtml?... http://www1.china.org.cn/english/features/atam/115... http://www.sxhm.com/e_Products3.asp?SignID=53 http://www.travelchinaguide.com/attraction/shaanxi... http://www.travelchinaguide.com/attraction/shaanxi... http://www.travelchinaguide.com/attraction/shaanxi... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-lang-mo...